EF: A FAIRY TALE OF THE TWO (ANIME) REVIEW: KHI PHONG CÁCH HOẠT HỌA TRỞ THÀNH ĐIỂM NHẤN CỦA CẢ TÁC PHẨM
Shaft đối với tôi là một cái tên rất quen thuộc trong nền công nghiệp anime, thế nhưng bằng một cách nào đó, tôi chưa từng xem bất cứ một tác phẩm nào của Shaft cả. Có lẽ là do tôi đã loáng thoáng nghe được ở đâu đó, rằng hàng của Shaft thì thường khó xem, nên tôi đã luôn chủ động tránh né bất cứ một bộ anime nào có dấu răng của Shaft ở trên đấy. Thế nhưng ef lại là một trường hợp đặc biệt đã khiến tôi phải chủ động tìm đến nó: đơn giản vì nó là hàng chuyển thể visual novel có cái tag romance. Và đúng với những gì mong đợi trước đó, tôi thật sự phải ngả mũ cúi đầu trước Shaft, vì họ đã khiến tôi phải thay đổi toàn bộ suy nghĩ của tôi về cách nhìn một bộ anime, hay bất cứ tác phẩm điện ảnh nào nói chung. Hãy cùng đi vào chi tiết.
1, Bối cảnh
Để hiểu hơn về nội dung của ef, chúng ta cùng đi tìm hiểu một chút vào bối cảnh. Câu chuyện được xây dựng ở 2 thành phố cùng một tên gọi: Otowa. Hai thành phố này không những giống nhau về tên gọi, mà còn giống hệt nhau về mặt kiến trúc và phong cảnh. Thứ khác nhau duy nhất chỉ đến từ việc thành phố gốc thì ở Nhật Bản, còn thành phố được xây dựng dựa theo bản gốc thì ở Úc ( thế thì chúng cũng sẽ phải khác nhau về mặt thời tiết nữa nhỉ, lol ). Và cách kể chuyện của Ef cũng theo đó mà có sự đặc biệt: các câu chuyện sẽ được kể theo từng cặp, với mỗi câu chuyện xảy ra ở một thành phố và diễn biến đồng thời với nhau. Hai thế giới tưởng chừng như song song này thực ra lại rất gắn kết với nhau: nó được kết nối bằng chính những nhân vật, bằng cả quá khứ và những hành động hiện tại của họ. Cho đến những phút cuối cùng, bạn sẽ nhận ra rằng thiết kế thế giới trong Ef là hợp nhất và hoàn hảo; và tôi thích điều đó ở Ef.
2, Cốt truyện
Cốt truyện của Ef bao gồm 4 câu chuyện nhỏ, được chia ra làm 2 cặp, và mỗi cặp là một phần. Tất cả những câu chuyện trong đó đều là những câu chuyện tình đầy lãng mạn, sến súa và ngập tràn drama của những nhân vật chính. Và do đó, cũng chẳng có gì khó hiểu nếu như chủ đề của Ef là " sức mạnh của tình yêu". Nghe thì có vẻ thông thường ( và sến súa ), nhưng cốt truyện của Ef trở nên tỏa sáng hơn các tác phẩm cùng thể loại chính bởi vì tâm lý nhân vật được xây dựng quá tốt. Hãy cùng đi vào từng phần
Trái với câu chuyện ở trên thì câu chuyện của Aso Renji lại có phần nào đấy cuốn hút hơn rất nhiều. Renji là một cậu bé học trung học với sự lo lắng với tương lai của chính mình, và rồi cậu bắt gặp và đem lòng yêu một cô gái đeo bịt mắt ( trông khá giống Captain Hook, mỗi tội khác cái mặt) tên là Chihiro. Nhưng đen đủi ( và drama) thay, Chihiro chỉ có thể lưu giữ ký ức của mình trong vòng 13 tiếng đồng hồ, và điều đó có nghĩa là, sau 13 tiếng thì Chihiro sẽ quên mất tất cả về Renji ( nghe quen nhỉ, giống 50 first da.. à mà thôi). Nhưng điểm thú vị của Ef so với cái tác-phẩm-nào-đấy-mà-tôi-tí-thì-nhắc-tên, đó là nội tâm của Chihiro được khai thác và hé mở dần dần thông qua chính cuốn tiểu thuyết mà cô viết. Nó mang màu sắc u ám hơn, ẩn chứa sự đau đớn, tuyệt vọng và căm ghét chính mình của Chihiro, và chính điều này đã tạo ra thêm đất diễn cho các nhân vật. Nó khiến Renji trở nên băn khoăn, dằn vặt day dứt, thậm chí là lạc lối, giữa lựa chọn có nên tiếp tục mối quan hệ với Chihiro hay không; và nó khiến Himura Yu vừa tạo thêm áp lực cho Renji, vừa bộc lộ được tư tưởng và tính cách của mình, trước khi vào phần truyện của chính anh. Tôi đã thực sự thích câu chuyện của Renji và Chihiro vì nó mang đậm chất hiện thực (vốn luôn tàn khốc với tất cả mọi người), nhưng chính điều này lại khiến tôi không đánh giá cao những giây phút cuối cùng của phần 1. Giá như cái kết thay đổi một chút thôi, là phần truyện này sẽ trở nên hoàn hảo và tuyệt vời ( đây là lý do tôi thích kết mở hơn các ending truyền thống)
2, Phong cách nghệ thuật của Shaft: thứ đã biến ef trở thành tác phẩm nghệ thuật điện ảnh đích thực
Nếu như có một lý do nào đấy để tôi đánh giá cao Ef, thì đó chắc chắn phải đến từ sự sáng tạo trong cách hoạt họa của Shaft. Ef có lẽ là bộ anime đầu tiên khiến tôi phải có suy nghĩ khác đi về cái khái niệm được gọi là "cách kể chuyện bằng hình ảnh". Một bộ anime xuất sắc về hình ảnh không chỉ đến từ những hình ảnh tráng lệ, được đầu tư chăm chút, hay những pha combat hoành tráng với một đống hiệu ứng CGI, mà nó còn đến từ cách mà câu chuyện được kể thông qua hình ảnh nữa. Và ở khoản này, thì tôi tự tin nói rằng Shaft là studio thực hiện tốt không nhất thì nhì cả cái làng anime này. Sẽ là không ngoa nếu như nói rằng bạn có thể hiểu gần như toàn bộ nội dung mà Ef muốn truyền tải, chỉ bằng cách quan sát các những khung hình chuyển động: từ cốt truyện chính, cho đến những đoạn hội thoại, và xa hơn nữa là cả tính cách và những suy nghĩ ẩn giấu bên trong những nhân vật đó. Thứ công thức đặc biệt được Shaft sử dụng cho chính những tác phẩm của mình, mà bất cứ ai xem cũng có thể nhận ra, đó chính là những hình ảnh trừu tượng để miêu tả nội tâm nhân vật, hay những background đơn màu được sử dụng để miêu tả cảm xúc của nhân vật, và cả những hàng chữ được thỉnh thoảng được nhét vào để tăng tính cường điệu cho các đoạn hội thoại của họ. Nó đã tạo nên chất riêng trong nghệ thuật hoạt họa của Shaft, thứ mà sau này được duy trì trong các tác phẩm sau này của họ, và trở thành dấu hiệu nhận biết ra thương hiệu Shaft. Tuyệt vời là tất cả những gì tôi có thể nói được sau khi xem xong cả 2 phần của Ef, Shaft đã biến một tác phẩm Romance + Drama trở thành một sàn diễn của riêng họ, nơi mà họ có thể khoe mọi chất sáng tạo của mình một cách xuất sắc.
3, Âm nhạc: sự đầu tư chuẩn mực
Có một khoảnh khắc khi xem phần memories, tôi đã phải giật mình khi nghe thấy bản BGM đang phát nghe giống với BGM của 5cm/s đến mức đáng ngạc nhiên. Và sau khi lên MAL kiểm tra lại thì sự nghi ngờ của tôi là hoàn toàn chuẩn xác. Phần âm nhạc được sáng tác bởi Tenmon, người đã đảm nhận vị trí sáng tác nhạc cho rất nhiều tác phẩm của Makoto Shinkai. Và cũng như những bản soundtrack khác được Tenmon sáng tác, soundtrack của Ef mang đến sự đơn giản, nhưng nhẹ nhàng, chậm rãi và vô cùng ngọt ngào, quá hợp cho một bộ romance pha với SoL.
Nhưng cũng phải nói thêm, tôi vô cùng ngưỡng mộ sự chịu chơi của đội ngũ sản xuất Ef. Họ liên tục thay máu ED trong toàn bộ tác phẩm. 9 ED là 9 bản nhạc khác nhau trong suốt 24 tập, thường thì tôi sẽ khẳng định luôn rằng đây là một tác phẩm đáng xem, bởi vì nếu đã đầu tư mạnh tay vào âm nhạc thì phẩn hình ảnh và cốt truyện sẽ còn được chăm chút nhiều hơn nữa, nhưng sau khi chiêm ngưỡng thảm họa mang tên Guilty Crown thì tôi phải rút lại cái suy nghĩ đó. Tôi sẽ nói rằng nó là một sự tỉ mỉ đến thừa thãi tới từ Shaft ( chắc bên rót vốn cho hơi thừa ngân sách), nhưng thật sự tất cả các bản nhạc đó nghe đều rất thỏa mãn, rất đã tai. OP cũng rất tuyệt vời, mặc dù tôi thích OP của phiên bản VN hơn nhưng phiên bản anime nghe rất ổn.
Tên: ef: A Tale of Memories. (2007) & ef: A Tale of Melodies. (2008)
Nguyên tác visual novel: minori (ef: a fairy tale of the two.)
Studio chuyển thể: Shaft
Số tập: 24 ( 12eps/season)
Thể loại: Mystery, Supernatural, Drama, Romance
Đừng nhìn thấy nhiều gái và nghĩ rằng 1 nhân vật chính có thể tán được nhiều em gái. Đây không phải là thể loại Harem! |
1, Bối cảnh
Để hiểu hơn về nội dung của ef, chúng ta cùng đi tìm hiểu một chút vào bối cảnh. Câu chuyện được xây dựng ở 2 thành phố cùng một tên gọi: Otowa. Hai thành phố này không những giống nhau về tên gọi, mà còn giống hệt nhau về mặt kiến trúc và phong cảnh. Thứ khác nhau duy nhất chỉ đến từ việc thành phố gốc thì ở Nhật Bản, còn thành phố được xây dựng dựa theo bản gốc thì ở Úc ( thế thì chúng cũng sẽ phải khác nhau về mặt thời tiết nữa nhỉ, lol ). Và cách kể chuyện của Ef cũng theo đó mà có sự đặc biệt: các câu chuyện sẽ được kể theo từng cặp, với mỗi câu chuyện xảy ra ở một thành phố và diễn biến đồng thời với nhau. Hai thế giới tưởng chừng như song song này thực ra lại rất gắn kết với nhau: nó được kết nối bằng chính những nhân vật, bằng cả quá khứ và những hành động hiện tại của họ. Cho đến những phút cuối cùng, bạn sẽ nhận ra rằng thiết kế thế giới trong Ef là hợp nhất và hoàn hảo; và tôi thích điều đó ở Ef.
Hãy để ý độ phức tạp của các tòa nhà, để thấy rằng vẽ được tấm Artwork này cũng kỳ công phết đấy |
2, Cốt truyện
Cốt truyện của Ef bao gồm 4 câu chuyện nhỏ, được chia ra làm 2 cặp, và mỗi cặp là một phần. Tất cả những câu chuyện trong đó đều là những câu chuyện tình đầy lãng mạn, sến súa và ngập tràn drama của những nhân vật chính. Và do đó, cũng chẳng có gì khó hiểu nếu như chủ đề của Ef là " sức mạnh của tình yêu". Nghe thì có vẻ thông thường ( và sến súa ), nhưng cốt truyện của Ef trở nên tỏa sáng hơn các tác phẩm cùng thể loại chính bởi vì tâm lý nhân vật được xây dựng quá tốt. Hãy cùng đi vào từng phần
* The first tale ( a tale of memories )*
Như đã nói ở phần trên, mỗi phần sẽ kể về hai tuyến nhân vật, và nhân vật chính đầu tiên chúng ta được giới thiệu sẽ là Hirono Hiro, một họa sĩ truyện tranh đã có tác phẩm xuất bản mặc dù còn đang học trung học. Và trải suốt 11 tập phim, cậu sẽ phải đưa ra những quyết định quan trọng đối với chính mình: tương lai, sự nghiệp, và cả các mối quan hệ xung quanh cậu nữa. Câu chuyện tình cảm của Hiro có thể nói là "phổ thông" nếu đặt lên bàn cân đối với các tác phẩm cùng thể loại, nó không có gì đột phá, cliché nhiều vô số kể, và theo tôi đánh giá, là câu chuyện "nhạt" nhất trong cả tác phẩm. Cũng không có gì nhiều để nói khi đấy là plot mở màn tác phẩm, nhưng nhìn chung thì nó vẫn ở mức chấp nhận được. Chủ đề của mạch truyện này là: " đi tìm màu sắc mà con người đã đánh mất"
Tuy tôi luôn có máu cuồng các cô gái Tsundere ( và cặp đùi phải nuột nà một tí ), nhưng tiêu chí chọn vợ của tôi luôn đi kèm với việc đảm đang, do đó tôi sẽ chọn Miyako hơn là Kei ( |
Trái với câu chuyện ở trên thì câu chuyện của Aso Renji lại có phần nào đấy cuốn hút hơn rất nhiều. Renji là một cậu bé học trung học với sự lo lắng với tương lai của chính mình, và rồi cậu bắt gặp và đem lòng yêu một cô gái đeo bịt mắt ( trông khá giống Captain Hook, mỗi tội khác cái mặt) tên là Chihiro. Nhưng đen đủi ( và drama) thay, Chihiro chỉ có thể lưu giữ ký ức của mình trong vòng 13 tiếng đồng hồ, và điều đó có nghĩa là, sau 13 tiếng thì Chihiro sẽ quên mất tất cả về Renji ( nghe quen nhỉ, giống 50 first da.. à mà thôi). Nhưng điểm thú vị của Ef so với cái tác-phẩm-nào-đấy-mà-tôi-tí-thì-nhắc-tên, đó là nội tâm của Chihiro được khai thác và hé mở dần dần thông qua chính cuốn tiểu thuyết mà cô viết. Nó mang màu sắc u ám hơn, ẩn chứa sự đau đớn, tuyệt vọng và căm ghét chính mình của Chihiro, và chính điều này đã tạo ra thêm đất diễn cho các nhân vật. Nó khiến Renji trở nên băn khoăn, dằn vặt day dứt, thậm chí là lạc lối, giữa lựa chọn có nên tiếp tục mối quan hệ với Chihiro hay không; và nó khiến Himura Yu vừa tạo thêm áp lực cho Renji, vừa bộc lộ được tư tưởng và tính cách của mình, trước khi vào phần truyện của chính anh. Tôi đã thực sự thích câu chuyện của Renji và Chihiro vì nó mang đậm chất hiện thực (vốn luôn tàn khốc với tất cả mọi người), nhưng chính điều này lại khiến tôi không đánh giá cao những giây phút cuối cùng của phần 1. Giá như cái kết thay đổi một chút thôi, là phần truyện này sẽ trở nên hoàn hảo và tuyệt vời ( đây là lý do tôi thích kết mở hơn các ending truyền thống)
* The latte tale ( a tale of melodies.)*
Chú thích: Thực tế ra, theo đúng nguyên tác VN, the latte tale bao gồm 3 câu chuyện: bao gồm câu chuyện của Renji và toàn bộ season 2 của ef, nhưng tôi xin phép bám theo đúng trình tự của anime để chia cốt truyện. Lý do tôi đặt tiêu đề theo đúng bản VN vì tôi thấy nó hút tai người đọc hơn mà thôi
Nếu như ở phần 1, câu chuyện của 2 cặp nhân vật chính có phần nhẹ nhàng và đơn giản hơn, thì ở trong phần melodies, mọi thứ có phần nặng nề và đen tối hơn trước khá nhiều. Câu chuyện sẽ kể về 2 nhân vật vốn là bạn thân của nhau: Kuze Shuuichi và Himura Yuu. Kuze Shuuichi là một nghệ sĩ violin tầm cỡ thế giới ( và là một tay sát gái hạng nặng), nhưng lại mắc phải chứng bệnh rối loạn trật tự thần kinh và đang dần dần chuẩn bị cho ngày mình chết, và đó là lúc anh gặp Mizuki, một cô gái cấp 3 hồn nhiên, ngây thơ và thích đọc truyện shoujo mâng ( từ từ đã, thế thì làm sao ngây thơ được nhỉ..). Còn câu chuyện của Yuu sẽ quay về thời điểm quá khứ, lật mở những sự kiện trong những ngày tháng học cấp 3, và xa hơn nữa là từ những ngày thơ ấu; để tìm hiểu mối quan hệ giữa cậu và nữ chính của cả phần phim là Amamiya Yuuko. Mẩu chuyện của Yuu vàYuuko có lẽ là đen tối và ám ảnh hơn cả trong toàn bộ tác phẩm; những biến chuyển xảy ra với Yuuko và Yuu có thể nói chính là thứ đã giúp xây dựng nên không chỉ là thế giới trong Ef, mà còn cả những mẩu chuyện trước đó với Ef nữa. Mọi chuyện bắt đầu với Yuuko và Yuu, rồi kết thúc chính bởi những lời đối thoại của họ. Cái kết của latte tale ( hay của cả bộ phim nói chung) mặc dù hơi bị ảo diệu và phép màu ( thứ mà trước đó kịch bản của phim luôn khẳng định là sẽ không xảy ra), nhưng vẫn giữ lại được sự chân thực trong đó. Dù sao thì chủ để của Ef cũng là khẳng định vai trò của con người trong việc tạo ra phép màu, và tổng quan cả câu truyện thì cũng đã thể hiện hoàn toàn tốt việc đó ( mặc dù tôi vẫn thích chất hiện thực trong những câu chuyện romance hơn). Và cái hay của Ef không đến từ việc câu chuyện sẽ có kết thúc như thế nào, mà là tâm lý của nhân vật được thể hiện một cách xuất sắc vượt bậc, nên tôi sẽ đánh giá cốt truyện mà minori xây dựng là khá ổn và hoàn toàn có thể thưởng thức được.
Nếu như ở phần 1, câu chuyện của 2 cặp nhân vật chính có phần nhẹ nhàng và đơn giản hơn, thì ở trong phần melodies, mọi thứ có phần nặng nề và đen tối hơn trước khá nhiều. Câu chuyện sẽ kể về 2 nhân vật vốn là bạn thân của nhau: Kuze Shuuichi và Himura Yuu. Kuze Shuuichi là một nghệ sĩ violin tầm cỡ thế giới ( và là một tay sát gái hạng nặng), nhưng lại mắc phải chứng bệnh rối loạn trật tự thần kinh và đang dần dần chuẩn bị cho ngày mình chết, và đó là lúc anh gặp Mizuki, một cô gái cấp 3 hồn nhiên, ngây thơ và thích đọc truyện shoujo mâng ( từ từ đã, thế thì làm sao ngây thơ được nhỉ..). Còn câu chuyện của Yuu sẽ quay về thời điểm quá khứ, lật mở những sự kiện trong những ngày tháng học cấp 3, và xa hơn nữa là từ những ngày thơ ấu; để tìm hiểu mối quan hệ giữa cậu và nữ chính của cả phần phim là Amamiya Yuuko. Mẩu chuyện của Yuu vàYuuko có lẽ là đen tối và ám ảnh hơn cả trong toàn bộ tác phẩm; những biến chuyển xảy ra với Yuuko và Yuu có thể nói chính là thứ đã giúp xây dựng nên không chỉ là thế giới trong Ef, mà còn cả những mẩu chuyện trước đó với Ef nữa. Mọi chuyện bắt đầu với Yuuko và Yuu, rồi kết thúc chính bởi những lời đối thoại của họ. Cái kết của latte tale ( hay của cả bộ phim nói chung) mặc dù hơi bị ảo diệu và phép màu ( thứ mà trước đó kịch bản của phim luôn khẳng định là sẽ không xảy ra), nhưng vẫn giữ lại được sự chân thực trong đó. Dù sao thì chủ để của Ef cũng là khẳng định vai trò của con người trong việc tạo ra phép màu, và tổng quan cả câu truyện thì cũng đã thể hiện hoàn toàn tốt việc đó ( mặc dù tôi vẫn thích chất hiện thực trong những câu chuyện romance hơn). Và cái hay của Ef không đến từ việc câu chuyện sẽ có kết thúc như thế nào, mà là tâm lý của nhân vật được thể hiện một cách xuất sắc vượt bậc, nên tôi sẽ đánh giá cốt truyện mà minori xây dựng là khá ổn và hoàn toàn có thể thưởng thức được.
" Mọi việc trên đời đểu xảy ra bởi 3 thứ: tai nạn, nhưng thứ không thể tránh khỏi, và những việc con người có thể làm được". Nghe thì có vẻ đậm tính hiện thực đấy, thật sự đây là câu nói của anh mà tôi tâm đắc nhất, nhưng có vẻ như việc được cô bạn gái xinh đẹp của anh sau này nó không nằm trong 3 thứ này nhỉ? :v |
2, Phong cách nghệ thuật của Shaft: thứ đã biến ef trở thành tác phẩm nghệ thuật điện ảnh đích thực
Nếu như có một lý do nào đấy để tôi đánh giá cao Ef, thì đó chắc chắn phải đến từ sự sáng tạo trong cách hoạt họa của Shaft. Ef có lẽ là bộ anime đầu tiên khiến tôi phải có suy nghĩ khác đi về cái khái niệm được gọi là "cách kể chuyện bằng hình ảnh". Một bộ anime xuất sắc về hình ảnh không chỉ đến từ những hình ảnh tráng lệ, được đầu tư chăm chút, hay những pha combat hoành tráng với một đống hiệu ứng CGI, mà nó còn đến từ cách mà câu chuyện được kể thông qua hình ảnh nữa. Và ở khoản này, thì tôi tự tin nói rằng Shaft là studio thực hiện tốt không nhất thì nhì cả cái làng anime này. Sẽ là không ngoa nếu như nói rằng bạn có thể hiểu gần như toàn bộ nội dung mà Ef muốn truyền tải, chỉ bằng cách quan sát các những khung hình chuyển động: từ cốt truyện chính, cho đến những đoạn hội thoại, và xa hơn nữa là cả tính cách và những suy nghĩ ẩn giấu bên trong những nhân vật đó. Thứ công thức đặc biệt được Shaft sử dụng cho chính những tác phẩm của mình, mà bất cứ ai xem cũng có thể nhận ra, đó chính là những hình ảnh trừu tượng để miêu tả nội tâm nhân vật, hay những background đơn màu được sử dụng để miêu tả cảm xúc của nhân vật, và cả những hàng chữ được thỉnh thoảng được nhét vào để tăng tính cường điệu cho các đoạn hội thoại của họ. Nó đã tạo nên chất riêng trong nghệ thuật hoạt họa của Shaft, thứ mà sau này được duy trì trong các tác phẩm sau này của họ, và trở thành dấu hiệu nhận biết ra thương hiệu Shaft. Tuyệt vời là tất cả những gì tôi có thể nói được sau khi xem xong cả 2 phần của Ef, Shaft đã biến một tác phẩm Romance + Drama trở thành một sàn diễn của riêng họ, nơi mà họ có thể khoe mọi chất sáng tạo của mình một cách xuất sắc.
Những hình ảnh ẩn dụ sáng tạo, những con chữ chạy liên tục trên màn hình, những cảnh đơn sắc với những màu sắc có độ tương phản cao đã trở thành thương hiệu của Shaft |
3, Âm nhạc: sự đầu tư chuẩn mực
Có một khoảnh khắc khi xem phần memories, tôi đã phải giật mình khi nghe thấy bản BGM đang phát nghe giống với BGM của 5cm/s đến mức đáng ngạc nhiên. Và sau khi lên MAL kiểm tra lại thì sự nghi ngờ của tôi là hoàn toàn chuẩn xác. Phần âm nhạc được sáng tác bởi Tenmon, người đã đảm nhận vị trí sáng tác nhạc cho rất nhiều tác phẩm của Makoto Shinkai. Và cũng như những bản soundtrack khác được Tenmon sáng tác, soundtrack của Ef mang đến sự đơn giản, nhưng nhẹ nhàng, chậm rãi và vô cùng ngọt ngào, quá hợp cho một bộ romance pha với SoL.
Đây chắc chắn là bản nhạc nền đáng nhớ nhất của cả series Ef, không chỉ bời vì nó sâu sắc, mà nó còn gắn với những khoảnh khắc cảm động của tác phẩm
Nhưng cũng phải nói thêm, tôi vô cùng ngưỡng mộ sự chịu chơi của đội ngũ sản xuất Ef. Họ liên tục thay máu ED trong toàn bộ tác phẩm. 9 ED là 9 bản nhạc khác nhau trong suốt 24 tập, thường thì tôi sẽ khẳng định luôn rằng đây là một tác phẩm đáng xem, bởi vì nếu đã đầu tư mạnh tay vào âm nhạc thì phẩn hình ảnh và cốt truyện sẽ còn được chăm chút nhiều hơn nữa, nhưng sau khi chiêm ngưỡng thảm họa mang tên Guilty Crown thì tôi phải rút lại cái suy nghĩ đó. Tôi sẽ nói rằng nó là một sự tỉ mỉ đến thừa thãi tới từ Shaft ( chắc bên rót vốn cho hơi thừa ngân sách), nhưng thật sự tất cả các bản nhạc đó nghe đều rất thỏa mãn, rất đã tai. OP cũng rất tuyệt vời, mặc dù tôi thích OP của phiên bản VN hơn nhưng phiên bản anime nghe rất ổn.
Đúng là euphoric field và ebullient future là 2 bản ED hay hơn, nhưng không hiểu sao tôi lại cảm thấy cuốn hút với cái giai điệu rất bắt tai của bản ED đầu tiên
Tổng kết
Để tạo ra một tác phẩm chuyển thể từ VN thành công rất dễ, cũng như rất khó. Dễ bởi vì bạn đã có sẵn trong tay một kịch bản tuyệt vời, và tất cả những gì bạn cần làm là tạo ra một phần hình ảnh cuốn hút. Nhưng khó cũng bởi vì chính công đoạn đó, vì ép một câu chuyện có nội dung gần 50 tiếng xuống thành một bộ phim dài tập 8 tiếng, lược bỏ các chi tiết không quá quan trọng để có thể tạo ra được một phần anime hoàn chỉnh nhất là điều rất khó. Do đó, tôi đánh giá rất cao tài năng của Shaft trong bản chuyển thể này, họ đã tạo ra một phần hình ảnh thật sự tuyệt vời, thậm chí có thể nói rằng chính phần hình ảnh của Shaft đã biến Ef thành một tuyệt tác nghệ thuật hoàn toàn mới. Chính sự đầu tư hợp lý về tiền bạc, thời gian và con người đã khiến bản chuyển thể này trở nên tuyệt vời. Nếu như không phải đã chết mê mệt với những em gái do KyoAni hoạt họa thì có lẽ tôi đã trở thành một fan chân chính của studio Shaft.
Để tạo ra một tác phẩm chuyển thể từ VN thành công rất dễ, cũng như rất khó. Dễ bởi vì bạn đã có sẵn trong tay một kịch bản tuyệt vời, và tất cả những gì bạn cần làm là tạo ra một phần hình ảnh cuốn hút. Nhưng khó cũng bởi vì chính công đoạn đó, vì ép một câu chuyện có nội dung gần 50 tiếng xuống thành một bộ phim dài tập 8 tiếng, lược bỏ các chi tiết không quá quan trọng để có thể tạo ra được một phần anime hoàn chỉnh nhất là điều rất khó. Do đó, tôi đánh giá rất cao tài năng của Shaft trong bản chuyển thể này, họ đã tạo ra một phần hình ảnh thật sự tuyệt vời, thậm chí có thể nói rằng chính phần hình ảnh của Shaft đã biến Ef thành một tuyệt tác nghệ thuật hoàn toàn mới. Chính sự đầu tư hợp lý về tiền bạc, thời gian và con người đã khiến bản chuyển thể này trở nên tuyệt vời. Nếu như không phải đã chết mê mệt với những em gái do KyoAni hoạt họa thì có lẽ tôi đã trở thành một fan chân chính của studio Shaft.
Cốt truyện: 1,5/2,0
Nhân vật: 1,8/2,0
Hình ảnh: 2,0/2,0
Âm thanh: 1,6/2,0
Mức độ thưởng thức: 1,6/2,0
Tổng: 8,5/10 ( tốt)
P/s ( tôi lúc nào cũng thích viết phần này hơn cả, đơn giản bởi đây là góc nơi tôi thích nói cái gì cũng được :v )
Có thể bạn biết thừa: Ở phiên bản gốc ( visual novel do minori thực hiện): người đã hoạt họa cho phần OP chính là Makoto Shinkai ( nếu tôi nhớ không nhầm thì là do được Tenmon lôi kéo đến). Và tôi đã tự hỏi rằng phiên bản anime sẽ khác đi biết bao nhiêu nếu như Shaft không là studio thực hiện nó mà là đội ngũ của Comix Wave và đạo diễn là Makoto Shinkai. Và đây là những gì bạn sẽ có được:
Có thể bạn biết thừa: Ở phiên bản gốc ( visual novel do minori thực hiện): người đã hoạt họa cho phần OP chính là Makoto Shinkai ( nếu tôi nhớ không nhầm thì là do được Tenmon lôi kéo đến). Và tôi đã tự hỏi rằng phiên bản anime sẽ khác đi biết bao nhiêu nếu như Shaft không là studio thực hiện nó mà là đội ngũ của Comix Wave và đạo diễn là Makoto Shinkai. Và đây là những gì bạn sẽ có được:
Mọi người thấy chưa, tôi bào OP của phần visual novel là hay hơn cả mà :v